Kiến thức mẹ cần biết về bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một trong những căn bệnh nguy hiểm và để lại những hậu quả không lường đối với trẻ em. Do đó, mỗi bà mẹ cần nắm vững những kiến thức khoa học về căn bệnh này để chăm sóc bé tốt hơn. Đây cũng chính là mục tiêu chính của bài viết này

Nguyên nhân của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ. Bệnh xảy ra đối với mọi người nhưng đặc biệt nặng hơn trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn tuổi. Bệnh thủy đậu là một bệnh ngoài da do vi rút varicella-zoster gây ra thường xảy ra vào mùa xuân. Bệnh thường lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với nước bọt dịch nhầy, nước mũi, hay các bóng nước vỡ ra trên da của người bệnh. Đây là căn bệnh dễ lây lan nhanh thành dịch bệnh

Triệu chứng của bệnh

Bệnh có biểu hiện ban đầu là sốt, đau cơ sau đó xuất hiện những nốt tròn nhỏ như nốt rạ ở khắp bề mặt của cơ thể trong vòng 1-2 ngày. Sau đó sẽ chuyển sang những mụn nước hoặc bóng nước. Sau đó những bóng nước nàu sẽ khô và tróc vẫy ra sau 4-5 ngày.

triệu chứng bé bị thủy đậu

Hậu quả của bệnh

Những biến chứng mà bệnh thủy đậu mang đến 

– Những tổn thương trên da để lại sẹo gây mất thẩm mỹ

– Viêm cầu thận cấp khi thấy đi tiểu ra máu

– Viêm não và viêm cầu não

– Viêm phổi thủy đậu khi thấy ho ra máu, khó thở

– Viêm thanh quản

– Viêm tai

– Bệnh zona hay còn gọi là bệnh dời leo gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẫm mỹ của con người

– Nhiễm trùng huyết, xuất huyết

Những sai lầm trong cách chăm sóc bệnh nhân

Kiêng gió, nước quá kĩ, nên không có bé tắm, điều này là một sai lầm lớn. Bởi khi không tắm và vệ sinh cá nhân cho bé sẽ làm cho những mụn nước trên da bị nhiễm trùng thậm chí vi khuẩn tấn công vào cơ thể qua những mụn nước bị vỡ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn thậm chí là gây tử vong. Thay vào đó nên lau người thường xuyên cho bé bằng nước ấm để giữ gìn vệ sinh cơ thể và tránh làm tổn thương những mụn nước để tránh nhiễm trùng

Không cách ly trẻ, đây là căn bệnh có sự lây truyền nhanh chóng dễ lây từ người này sang người khác. Vì vậy khi bé nhà bị bệnh cần cách ly trẻ với những đứa trẻ khác trong nhà, các dụng cụ cá nhân, quần áo của bé nên được dùng riêng và rửa riêng để tránh lây bệnh cho những người khác

Khi thấy những mụn nước này có màu vàng thay vì màu trong hay xuất hiện 1 số biểu hiện như ho, sốt, đau đầu, nôn thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời điều trị. Bởi đây là trường hợp của việc viêm da, viêm phôi và viêm màng não.

Nhiều người nghĩ rằng nổi càng nhiều bong bóng nước càng tốt, nhưng thực chất đối với bệnh này thì nổi càng ít thì càng tốt. Khi thấy nổi nhiều bong bóng nước th.ì cần đưa trẻ đến bệnh viện do bệnh đã chuyển nặng

Bệnh thủy đậu rất nguy hiểm và dễ dàng lây lan, vì vậy khi thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế cũng như chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ có thể nhanh chóng phục hồi. Với những thông tin được chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này.

Mẹ có thể tham khảo thêm các loại sữa cho bé tại đây.