Ngon và bổ dưỡng với những cách nấu thức ăn cho bé

Thực đơn ăn dặm cho trẻ cần được các mẹ quan tâm để có thể hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những công thức nấu ăn được đảm bảo đủ về mặt dinh dưỡng, rất tốt cho trẻ em.

Cháo cá lóc – rau mồng tơi

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 80g

– Phi lê cá lóc: 50g

– Đọt mồng tơi: 50g

– Hành tím: 1 củ

– Nước mắm: 5ml

– Đường: 5g

– Dầu ăn: 10ml

thực đơn ăn dặm cho bé với rau mồng tơi

Thực hiện:

Gạo tẻ vo sạch nấu cháo đặc.

Cá ướp với nước mắm, đường, để thấm.

Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào, phi hành tím đã bằm nhuyễn rồi cho cá vào xào chín.

Cho cá vào cháo, nấu sôi lên, cho đọt mồng tơi vào nấu chín. Cho dầu ăn vào trộn đều, tắt bếp.

Dinh dưỡng:

Đọt mồng tơi rất mau chín, nên khi nấu, thấy cháo sôi bùng lên thì thả mồng tơi vào là tắt bếp ngay. Nhu vậy mới giữ được vitamin trong rau.

Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, can-xi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.

Món này rất dễ ăn, nhiều dưỡng chất có trong rau và cá sẽ làm tăng vị giác của trẻ. Vì vậy mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Cháo cá lóc – rau củ

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 80g

– Cá lóc: 100g

– Su hào: 30g

– Cà rốt: 30g

– Nấm rơm: 30g

– Gừng, tỏi, hành lá, ngò rí

– Gia vị: nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu

Thực hiện:

Cá lóc làm sạch, lọc phi lê hai bên thân cá, cắt miếng vừa ăn, ướp chút muối, gừng cắt sợi, để riêng.

Gạo tẻ vo sạch nấu cháo đặc, cho phần xương và đầu cá vào nấu chung, thêm vài miếng gừng nhỏ, chút muối, đến khi cháo sôi hạ lửa nhở, lâu lâu đảo để cháo không dính nồi.

Cà rốt, su hào cắt hạt lựu. Tỏi lột vỏ, cắt đôi. Khi hạt gạo bắt đầu mềm thì cho cà rốt, su hào, tỏi vào nấu chung.

Khi cháo chín, vớt phần xương cá ra ngoài. Cho nấm rơm cắt đôi, thịt cá phi lê vào nấu chung khoảng 5 phút thì tắt bếp. Nêm nếm vừa ăn bằng nước mắm, hạt nêm.

Múc ra tô, thêm hành lá, ngò rí cắt nhỏ, ít tiêu lên mặt (nếu trẻ đã ăn được tiêu).

Dinh dưỡng:

Cháo nấu vừa ăn không đặc quá. Món này nên ăn thật nóng, khi nào ăn mới cho rau vào để rau không bị mềm mất ngon. Nếu sợ lẫn xương trong nồi cháo, có thể nấu riêng nước dùng từ phần xương cá lóc sau đó lọc lại, dùng nước đó nấu cháo.

Theo Viện Dinh dưỡng trong 100g thịt cá lóc có 18,2% protid, 2,7% lipid, can-xi 90mg%, phốt-pho 240mg%, sắt 2,2mg% và một số chất khác. Cứ 100g thịt cá cung cấp 100calo.

Cháo lươn – bí đỏ

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ: 80g

– Thịt lươn đồng: 100g

– Bí đỏ: 30g

– Gia vị và rau thơm

thực đơn ăn dặm cho bé với cháo lươn rau mồng tơi

Thực hiện:

Khi mua lươn về nấu cháo cho trẻ bạn chọn những con lươn đầu nhỏ vàng óng, mang về cho muối và ít dấm vào để bóp sạch nhớt. Cho lươn vào luộc chín sau đó gỡ riêng phần thịt và phần xương, bạn ninh tiếp hoặc xay nhỏ để lấy nước dùng nấu cháo.

Khi đã làm xong công đoạn chế biến lươn thì cho gạo và bí đỏ vào nấu cùng với nước xương lươn thành cháo. Sau đó cho phần thịt lươn (thịt lươn sau khi luộc chín bạn có thể phi thơm cùng với hành) đun sôi lại lần nữa thì cho rau thơm và dầu ăn vào.

Dinh dưỡng:

Thịt lươn rất giàu protein, và chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin E, vitamin A và vitamin B12, còn có phốt-pho.

Bí đỏ có thể coi là thực phẩm tốt nhất thay thế cho sữa mẹ bởi vì bí đỏ có hàm lượng đường phong phú, dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa. Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ cao, ngoài nấu canh có thể nấu thành cháo, chưng, hấp, hầm… Hãy coi bí đỏ như một thực phẩm chính cho trẻ, không những giúp trẻ hấp thụ hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn giúp trẻ phát triển lành mạnh.

Cách nấu bột ăn dặm cháo lươn bí đỏ đạt yêu cầu phải dậy mùi thơm của lươn, bùi bùi của bí và có vị béo của dầu ăn sẽ giúp trẻ dễ hấp thu hết dưỡng chất có trong lươn, kích thích vị giác không gây biếng ăn.