Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh – Kỹ năng viết

Với người học tiếng Anh, để viết đúng, viết hay là 1 kỹ năng khó mà còn tốn rất nhiều thời gian, kể cả người nước ngoài cũng chưa chắc viết chính xác.

Dưới đây là 1 số bí quyết nhằm giúp các bạn viết hiệu quả hơn.

1. Dùng thể thích hợp:

Tiếng Anh 2 có loại: câu chủ động và câu bị động. 

– Câu chủ động: nhấn mạnh tác nhân gây ra hành động.

– Câu bị động: nhấn mạnh người hay vật bị tác động. Tác nhân gây ra hành động có thể được hoặc không được nhắc đến trong câu bị động.

Ví dụ 1:

  • Chủ động: The storm destroyed a province of the Philippines. (Trận bão đã phá hủy 1 tỉnh của Philippine.)
  • Bị động : A province of the Philippines was detroyed by the storm. (1 tỉnh của Philippines bị phá hủy bởi trận bão.)

Câu chủ động thường rõ ràng và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, có 2 số trường hợp dùng câu bị động lại thích hợp hơn. Chẳng hạn khi tác nhân của hành động không quan trọng bằng người hay vật bị tác động. Bạn cũng có thể dùng câu bị động khi không muốn tiết lộ danh tính người thực hiện hành động, như khi bạn muốn bảo vệ nhân chứng.

Ví dụ 2:

  • Chủ động: Alex overheard his plan of stealing the car. (Alex đã nghe lén được kế hoạch trộm xe hơi của hắn ta.)
  • Bị động: His plan of stealing the car was overheard. (Kế hoạch trộm xe hơi của hắn ta đã bị nghe lén.)

Rõ ràng câu thứ hai không hề đề cập đến tên người đã tiết lộ kế hoạch của tên trộm . Người nghe chỉ biết rằng kế hoạch đó đã bị bại lộ, còn ai tiết lộ được hoàn toàn bảo mật.

Câu bị động còn được dùng để tránh vẻ kể cả, giảm nhẹ những lời tuyên bố mạnh mẽ hoặc nghe có vẻ văn chương hơn.

Ví dụ 3:

  • Chủ động: You must sweep this room within this morning. (Bạn phải quét căn phòng này trong buổi sáng hôm nay.)
  • Bị động: This room must be swept withing this morning. (Căn phòng này phải được quét trong buổi sáng hôm nay.)

Đọc câu thứ 2, bạn cảm thấy tính chất ra lệnh có giảm đi 1 chút, giọng điệu câu có vẻ nhẹ nhàng hơn.

 

Kỹ năng viết tiếng Anh

2. Tránh những chuyển đổi không cần thiết:

Chuyển đổi là sự thay đổi về cấu trúc hoặc văn phong giữa chừng 1 câu hoặc 1 đoạn. Hầu hết những sự thay đổi này đều làm cho câu văn khó hiểu hoặc lủng củng. 

– Tránh chuyển đổi về số (từ số ít sang số nhiều):

Thông thường dùng số nhiều dễ hơn dùng số ít. Lần lượt bạn có thể viết lại câu bằng cách lươc bỏ đại từ.

Ví dụ 4:

  • If a person a mixes drinking and driving, they may end up in jail
  • If a person mixes drinking and driving, he or she may end up in jail.
  • If person mix drinking and driving , they may end up in jail.
  • People who mix drinking and driving may end up in jail.

(Những người vừa uống rượu vừa lái xe thì đều có nguy cơ phải vào tù.)

– Tránh chuyển đổi về ngôi (ngôi thứ 3 sang ngôi thứ 2):

Ví dụ 5: chuyển anyone, someone, he, she…thành you. Chỉ nên dùng 1 ngôi duy nhất trong bài viết.

– Tránh những chuyển đổi không phù hợp về câu (từ chủ động sang bị động):

Đôi khi chuyển đổi thể câu có thể giúp người đọc tập trung vào 1 chủ ngữ. Nếu sự chuyển đổi về thể câu làm thay đổi chủ ngữ. Chẳng hạn như từ we thành the children, thì câu sẽ rời rạc, khó hiểu .

Ví dụ 6:

  • Chủ động: As we pulled up to the burning structure, we could hear the children inside screaming desperately for help. (Khi chúng tôi tiến sát tòa nhà đang cháy, chúng tôi có thể nghe tiếng trẻ con bên trong đang la hét cầu cứu 1 cách vô vọng.)
  • Bị động: As we pulled up to the burning structure, the children inside could be heard screaming desperately for help. (Khi chúng tôi tiến sát tòa nhà đang cháy, bọn trẻ ở bên trong có thể nghe được tiếng đang la hét cầu cứu 1 cách vô vọng.)

Tuy nhiên, ta thấy rằng khi chuyển thể câu văn trở nên lủng củng và tối nghĩa hơn. Do vậy cần lưu ý trong 1 số trường hợp ta chỉ có thể dùng thể chủ động hoặc bị động.

Để có được những kinh nghiệm học tiếng Anh từ nghe nói đến viết hãy tham khảo thêm các video hướng dẫn trên youtube hoặc web dạy tiếng anh online.