5 bí quyết để mẹ có nhiều sữa hơn cho bé

Để có được nguồn sữa dồi dào cho bé là việc khiến không ít mẹ bầu phải đau đầu. Bài viết dưới đâu xin gửi đến mẹ bí quyết để mẹ bầu có nhiều sữa hơn cho bé bú. Bài viết trên xin gửi đến cho mẹ những bí quyết và dinh dưỡng bên cạnh các loại sữa bầu để mẹ nhanh có sữa.

Ngày nay, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ thì mọi người đều biết, xã hội đang tuyên truyền lợi ích của nó đối với sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Ngày càng có nhiều phụ nữ sẵn sàng đón nhận thiên chức cao quý này, thậm chí còn rất hạnh phúc, vui mừng với thiên chức mới đó. Nhưng lại có rất nhiều bà mẹ trong quá trình thực hiện ước mơ đó lại gặp phải thất bại. Thực ra, 99% các bà mẹ đều có thể thành công, quan trọng là bạn có nắm vững bí quyết hay không.

các loại sữa bầu giúp tăng chất lượng sữa mẹ

Bí quyết 1: Hãy tự tin, tin tưởng mình có thể thành công

Bắt đầu từ tháng thứ 5 trước khi sinh, tuyến sữa bắt đầu tiết ra chất dịch lỏng màu vàng, đây là một hiện tượng hết sức bình thường, chính là những hoạt động tạo sữa đầu tiên của tuyến vú. Hàng ngày, có thể dùng nước sạch để làm sạch núm vú và đầu vú, hoặc có thể dùng khăn để lau sạch, như vậy thì có thể loại bỏ được những vảy nhỏ do chất bài tiết từ tuyến vú sinh ra, phòng ngừa ẩm thấp sinh nấm, đồng thời kích thích lớp da bên ngoài càng ngày càng bền chắc hơn, tránh sau khi ngậm vú mẹ, trẻ thường cắn vú, khiến bà mẹ bị đau, thậm chí bị nhiễm bệnh.

Sự chuẩn bị tích cực này là cơ sở ban đầu cho sự thành công của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau khi sinh, phải luôn duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, tạm thời quên những khó khăn và phiền não trong gia đình, những công việc nhà, không tiếp khách lâu, cố gắng nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, không nên 10 lắng về nhiều việc như: trẻ ăn có no không, có phát triển bình thường không… Bạn nên nghĩ rằng mình thật hạnh phúc và tự hào bởi vì bạn đã tạo ra một sinh linh bé nhỏ và đáng yêu cho cuộc đời, nó sẽ luôn ở bên bạn. Những hưng phấn và hứng thú đó sẽ giúp tuyến sữa tiết ra nhiều hơn, hoạt động mạnh hơn, tạo ra nhiều sữa cho bé.

Bí quyết 2: Càng cho trẻ bú sớm, sữa càng tiết ra nhiều hơn và sớm hơn

Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc khuyên cáo, cho trẻ bú sữa lần đầu tiên sau khi sinh nửa giờ, bởi trong tuyến sữa của mẹ đã có sẵn sữa non, lượng sữa non chỉ 5 – 7ml, phù hợp với dung tích dạ dày trẻ sơ sinh. Sữa non có màu vàng đậm, sánh hoặc trong hơn sữa già. Khi đứa trẻ mút đầu vú mẹ sẽ giúp tuyến vú và các tuyến khác trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, nhờ đó sẽ kích thích việc tiết sữa mẹ và đứa trẻ sẽ hấp thụ được lượng sữa non quý giá – trong đó có chứa chất kháng thể phòng ngừa bệnh tật và vi khuẩn gây bệnh, đề kháng với bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp, giúp trẻ ít sinh bệnh trong khoảng thời gian đầu, nhờ đó giúp trẻ phát triển bình thường. Cho dù khi mới sinh, cơ thể người mẹ còn rất mệt mỏi, bầu vú chưa căng, nhưng nhất định phải cho trẻ ngậm đầu vú, không nên bỏ lỡ cơ hội tốt nhất đó. Để sữa về sớm, sau sinh, mẹ có thể sử dụng các loại sữa bầu để tính ấm của sữa giúp mẹ nhanh có sữa. Đồng thời, các loại sữa dành cho bà bầu còn giúp mẹ nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh.

các loại sữa bầu giúp mẹ bầu sớm có sữa non để cho bé bú

Bí quyết 3: 24 giờ sau khi sinh phải ở cùng trẻ, cho trẻ bú nhiều lần, không cần để ý đến thời gian hay số lượng

Sau khi sinh phải để cho mẹ và trẻ ở cùng nhau, cùng ngủ trên một giường, như vậy sẽ giúp mẹ cho trẻ bú dễ dàng hơn. Khi bắt đầu cho trẻ bú, không cần quy định cứng nhắc số lần bú, lượng sữa hay khoang thời gian giữa hai lần cho trẻ bú, khi trẻ khóc hay cảm thấy bầu vú căng cần cho trẻ bú ngay thì lập tức bế trẻ lên và cho trẻ bú, như vậy thì có thế khiến cho chất bài tiết từ tuyến vú của cơ thế mẹ tăng lên, lượng sữa nhiều hơn, đồng thời còn phòng tránh được hiện tượng bầu vú bị căng, sữa bị dồn tụ lại trong tuyến sữa.

Cần lưu ý sữa non chỉ có trong bầu vú mẹ đến khoảng 3 ngày sau sinh, sau thời gian đó, dù không ăn các món lợi sữa thì sữa mẹ cũng sẽ nhiều lên và chuyền sang giai đoạn sữa già (dân gian gọi là “sữa về”). Mẹ không nên bỏ qua giai đoạn sữa non quý giá này.

Bí quyết 4: Cho trẻ bú đúng tư thế và phương pháp

Người mẹ nằm hay ngồi đều được, chỉ cần cơ thể cảm thấy thoải mái và thích hợp là dược. Thông thường nên ngồi trên ghế thấp, nếu ngồi ở vị trí cao, ví dụ như ngồi trên giường thì nên để một chân xuống dưới giường, hoặc dựa lưng vào thành giường, đặt một chiếc gối phía trên đầu gối để bế trẻ, đồng thời làm giảm bớt áp lực. Đổ mặt và ngực của trẻ áp sát vào người mẹ, miệng ngậm chặt vú mẹ, người mẹ dùng tay nâng cả bầu vú đồng thời dùng đầu vú kích thích vùng da xung quanh miệng trẻ, chờ cho đến khi trẻ mở rộng miệng và ngậm bắt vú mẹ, như thế sẽ giúp bé ngậm chặt đầu vú hơn. Bé bú dù ở tư thế nằm hay ngồi thì cần chú ý cơ thể bé phải tai – vai – hông thẳng trên một trục, có như thế bé bú mút mới hiệu quả.

các loại sữa bầu giúp mẹ sớm nuôi con bằng sữa mẹ

Chú ý:

a) Ngày đầu tiên sau khi sinh, nếu cơ thể mẹ vẫn còn yêu, hoặc vết thương vẫn đau thì có thể nằm cho con bú.

b) Không kéo dài thời gian giữa hai lần cho con bú, không giảm số lần cho con bú để tích tụ lượng sữa, như vậy

thì không những không làm cho lượng sữa tăng lên, mà còn làm cho nó ngày càng ít đi, bởi cách làm trên đi ngược lại với cơ chế tiết sữa của cơ thể là tiết theo nhu cầu bú mút của bé.

c) Mỗi lần cho con ăn nên cho bé bú lần lượt hai bên vú. nếu người mẹ có nhiều sữa thì mỗi lần cho con bú một bên vú là đủ, nhưng lần sau phải cho bé bú bên còn lại, tạo cơ hội cho mỗi bên vú luân lưu có một khoảng trống cần thiết, như thế sẽ tạo ra kích thích tốt nhất cho sự tiết sữa. Nhưng nếu một bên vú không đủ cho trẻ bú no thì tốt nhất phải cho bé bú cả hai bên. Nếu như lần này bé bú bên trái trước thì lần sau phải cho bú từ bên phải trước, mỗi lần cho bú thì phải bảo đảm có một bên trống không còn sữa, như thế thì mới có thể khiến lượng sữa không ngừng tiết ra. Cho trẻ bú trong 20 phút, nếu thời gian quá ngắn sẽ khiến cho trẻ bú chậm không đủ no.

d) Đối với trẻ sơ sinh, người mẹ không những phải giữ đầu, hai vai trẻ mà còn phải ôm hai mông trẻ.

e) Nếu sau khi ăn no, bé vẫn ngậm vú mẹ không nhả ra thì không nên kéo mạnh ra, mẹ nên dùng ngón tay nhẹ nhàng đặt bên cạnh miệng bé, như vậy bé sẽ từ từ nhả vú ra.

g) Sau khi trẻ đã ăn no nhưng hai bầu vú vẫn còn nhiều sữa dư thì nên hút/vắt hết sữa thừa đi để vú được sạch và trống, như vậy thì lần sau lượng sữa sẽ nhiều hơn.

h) Tư thế cho con bú có thể linh động, không nhất thiết theo một tư thế cố định khiến mẹ mệt mỏi, gò bó.

Bí quyết 5: Mẹ phải ăn đa dạng để có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Đầu tiên phải làm rõ một điểu là, không phải người mẹ ăn càng nhiều càng tốt, bởi vì trong tháng ở cữ, người mẹ nghỉ ngơi nhiều nhưng vận động ít, trong khi đó, những thức ăn bổ dưỡng lại chứa nhiều nhiệt lượng và nhiều chất dinh dưỡng, nếu như ăn vào cơ thể quá nhiều, không những không làm tăng lượng sữa tiết ra, mà còn ảnh hưởng đến dạ dày, làm giảm lượng sữa. Do đó, tốt nhất người mẹ không nên ăn quá nhiều hoặc kiêng khem nhiều.

Thực phẩm tốt nhất để mẹ bầu nhanh có sữa

Các loại sữa bầu, sữa chua và nước

Các loại sữa cho bà bầu bổ sung hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai, vì vậy bà bầu nên uống kéo dài trong toàn bộ thai kỳ. Sau khi sinh con, nếu như phần sữa này vẫn còn, người mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng để có nhiều sữa cho con bú.

các loại sữa bầu tốt nhất giúp mẹ bầu nhanh có sữa

Sữa chua cung cấp protein, vitamin, canxi và chất khoáng cần thiết cho cả thai nhi và thai phụ. Các lợi khuẩn có trong sữa chua còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón rất hiệu quả.

Nước cần thiết cho tất cả các hoạt động sống của thai phụ, vì vậy hãy chắc chắn mẹ đã uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Càng về những tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu về nước càng tăng cao. Nếu thiếu nước, người mẹ có thể sinh non.

Móng giò hầm đu đủ giúp lợi sữa

Đu đủ chứa nhiều dinh dưỡng như đạm thực vật, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Trong dân gian, món ăn này giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng. Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Cam và việt quất

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng phụ nữ sau khi sinh con cần được bổ sung hàm lượng vitamin C cho cơ thể nhiều hơn khi đang mang thai. Chính vì vậy, mỗi ngày các mẹ đừng quên ăn thêm một vài trái cam, hay uống nước cam vắt để đạt hiệu quả tương tự.

Bà bầu cũng nên bổ sung thêm quả việt quất vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Đây là một loại quả có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, rất tốt cho sức khỏe và giúp các mẹ loại trừ nguy cơ bị ung thư. Chưa dừng lại ở đó, trong quả việt quất còn có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất giúp cho làn da luôn tươi sáng và giúp tăng cường sinh lực cho cơ thể trong thời kỳ nghỉ thai sản.

Các loại sữa bầu bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé toàn diện như thế nào? Mẹ hãy tìm hiểu tại đây.