Triệu chứng và cách chữa trị các bệnh về miệng cho bé

Không chỉ ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng thường gặp các loại bệnh liên quan tới miệng. Một phần là do môi trường sống, không khí không tốt, một phần sức đề kháng của bé kém nên dễ mắc bệnh hơn. Do đó, bạn cần chăm sóc bé cẩn thận hơn.

Việc bé bị một trong số những bệnh qua đường miệng, bé sẽ rất khó chịu và không muốn ăn. Vì thế, bạn nên chú ý những món ăn dặm dễ nuốt cho bé, tìm nguyên nhân và giúp bé bớt khó chịu hơn.

Miệng:

Các chứng bệnh ở miệng trong thời thơ ấu phần nhiều là nhẹ; bênh tưa miệng (đẹn) là căn bệnh duy nhất cần phải đi khám bác sĩ, vì lẽ nó sẽ không khỏi bằng những biên pháp tự chăm sóc thông thường. Trẻ có thể không chịu ăn khi miệng bé đau. Hãy cho bé ăn thức ăn lỏng nhạt bé có thể hút bằng ống hút.

Đau khi mọc răng:

Răng trẻ con thường bắt đầu mọc vào khoảng tháng thứ 6 và mọc đủ 20 cái khi bé lên ba. Trong thời kỳ răng đang mọc, nướu răng sẽ đỏ và bị sưng lên.

Triệu chứng: Nếu bạn sờ vào nướu răng sưng đỏ, bạn có thể nắn thấy một cục cứng nằm bên dưới. Em bé của bạn sẽ tiết ra nước bọt và nhỏ dãi nhiều hơn thường lệ và sẽ hay nhai đồ vật. Bé có thể bị khó ngủ và bực bội, hay đòi bế. Ăn có thể làm cho bé bị đau.

Cách chữa trị: Việc chữa trị bằng thuốc thường là không cần thiết. Bạn chớ nên tưởng là những triệu chứng khác như biếng ăn hay ói mửa là do mọc răng. Các triệu chứng này không bao giờ là do mọc răng. Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy chúng xuất hiện.

Để làm bớt đau: Nhai một cái vòng ngậm được làm mát, không được đông lạnh, hoặc những thức ăn có cấu trúc cứng như miếng cà-rốt xắt to bằng ngón tay hay những miếng táo có thể làm giảm đau cho bé.

 

Tìm cách làm giảm đau khi bé mọc răng

 

Loét miệng:

Những vết lở trong miệng thường xuất hiện bên trong môi dưới, mặc dù cũng thường gặp trên lưỡi, nướu răng, và bên trong má. Các vết loét (bệnh áp-tơ) là loại thường gặp nhất và có hình dạng như những đốm tròn hay trái xoan có đường viền sưng tấy. Các đốm này tự nhiên biến đi trong vòng 10-14 ngày, nhưng nếu chúng tái phát hoặc cản trở việc ăn uống của trẻ, hãy đi khám bác sĩ.

Triệu chứng: Mọi vết loét miệng đều gây đau. Trẻ có thể gặp khó khăn trong ăn uống, đặc biệt là những thức ăn chua, hay mặn và bé có thể không chịu ăn.

Cách chữa trị: Nếu con bạn bị một vết loét do bệnh áp-tơ, hãy thử thoa lên vết loét một loại thạch sát trùng (hãy yêu cầu cho một loại thuốc nào trộn với chất nền không tan trong nước bọt), và cho uống paracetamol nước. Bác sĩ có thể kê toa một loại kem chống viêm, nếu vết loét nghiêm trọng. Hãy tránh dùng bất cứ thuốc nào chứa chất gây tê tại chỗ vì trẻ có thể bị dị ứng.

Hãy thử loại trừ nguyên nhân cơ bản: yêu cầu nha sĩ mài trơn bất cứ chiếc răng nào xù xì; ngăn cản bé tự cắn vào má; hoặc nếu bạn còn cho bé bú bình, hãy thử dùng một núm vú cao su mềm hơn.

Dù cho kiểu lở miệng thế nào đi nữa, khi lên thực đơn ăn dặm cho bé bạn phải chế biến lỏng hơn so với bình thường, cho bé một ống hút để uống, và tránh các thức ăn mặn hay chua làm rát về thương.