Phân biệt suy dinh dưỡng và thấp còi và cho trẻ uống sữa để cải thiện tình trạng đó

Cha mẹ thường nhầm lẫn giữa trẻ suy dinh dưỡng và còi xương nên không có hướng giải quyết tình trạng bệnh lí cho con thật chính xác. 

Chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa suy dinh dưỡng và bé bị còi xương, thấp bé và gợi ý những loại sữa nên cho bé uống để cải thiện tình trạng đó.

1. Trẻ suy dinh dưỡng

Là những trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết của quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có số đo chiều cao thấp hơn trẻ bình thường và phần lớn trẻ mắc bệnh lí này đều nhẹ cân hơn các bé khác cùng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp một số bé vẫn tăng cân bình thường, bụ bẫm nhưng vẫn có thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể kèm theo bệnh còi xương, hoặc là không.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em là do các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi dưỡng, cho con ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn không đảm bảo chất lượng, cai sữa sớm, trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản mãn, ỉa chảy, lao, sởi…), trẻ bị thiếu ăn điều kiện gia đình khó khăn, thức ăn cả chất và lượng đều không đủ và các yếu tố nguy cơ: trẻ đẻ nhẹ cân, bị các dị tật bẩm sinh, tập quán nuôi dưỡng và chăm sóc sai khoa học, trẻ biếng ăn…

Trẻ tăng cân tốt vẫn có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng

2. Trẻ bị còi xương

Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho. Nguyên nhân là do những bữa ăn và lượng sữa hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu về canxi và phốt pho cho nhu cầu phát triển dẫn đến có những tổn thương ở xương ở bé. Bệnh vẫn có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm.

Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương:

– Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

– Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

– Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón. Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Trẻ còi xương là do thiếu vitamin D, giải pháp là cho trẻ tắm nắng hằng ngày từ 10-15 phút lúc buổi sáng ( trước 9 giờ sáng). Về mùa đông mẹ nên cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện.

Cho trẻ uống bổ sung thêm các thuốc bổ sung canxi dành cho trẻ em để đáp ứng nhu cầu canxi và chống tình trạng còi xương hiệu quả. Cho trẻ bú mẹ đủ nhu cầu, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày.

Sữa phù hợp giúp con tăng chiều cao, tăng cân tốt

Sản phẩm Dielac Grow Plus cho trẻ những dưỡng chất chứa giàu đạm và năng lượng, đặc biệt bổ sung đạm Whey giàu Alpha-Lactalbumin, chứa nhiều các chất axit amin thiết yếu và chất béo chuyển hóa nhanh MCT nhằm để giúp bé tăng cân tốt. Các nhà sản xuất sữa trên thị trường hiện nay cũng có sản xuất một số loại sữa cho trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, theo đó, cả trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thấp còi đều có thể sử dụng được. 

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thế nào là trẻ suy dinh dưỡng và thế nào là trẻ bị còi xương. Tuy nhiên, bạn không chỉ phó mặc cho các nhà sản xuất sữa mà còn phải cho con tắm nắng, vận động thường xuyên để cơ thể được tạo điều kiện trao đổi chất và hấp thụ vitamin D cho cơ thể hiệu quả.