Mẹ cần làm gì để kích thích phát triển các giác quan của bé từ 4-6 tháng

Mẹ cần làm gì để kích thích các giác quan của bé từ 4-6 tháng tuổi phát triển tốt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé

Ở giai đoạn này, mắt trẻ có thể nhìn thấy vật ở cách xa mình 3 mét, tay trẻ đã có thể cầm nắm vật một cách có ý thức. Đồng thời trong thời gian này, cha mẹ nên để con ở bên cạnh mình càng nhiều càng tốt, không nên để bé một mình, chỉ có thể quan sát đồ trang trí treo trên nôi. Những bé được cha mẹ trò chuyện nhiều, ngay cả từ khi còn trong bụng mẹ, có thể sẽ bập bẹ nói được khi được khoảng 3 tháng tuổi. Và sau một năm, những bé này sẽ phát triển trí thông minh cao hơn những bé không được nghe mẹ trò chuyện trong giai đoạn thai nhi.

Thị giác

Cha mẹ nên cho con xem những bức tranh, đồng thời kể con nghe câu chuyện vê bức tranh đó. Khi đưa con ra ngoài dạo chơi hay đi bộ, cha mẹ hãy chỉ cho con nhìn thấy càng nhiều những hình ảnh ấn tượng nhất càng tốt. Trong lúc bé nhìn ngắm những phong cảnh đó, cha mẹ đừng quên nói rõ cho con biết đó là cái gì. Ngoài ra, khi bế con đi quanh nhà, cha mẹ cũng phải dạy con biết tên gọi của những đó vật trong nhà, giúp con ghi nhớ bằng phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần.

Cho bé đi dạo giúp kích thích thị giác của bé

Khi cho con tiếp xúc bảng chữ cái, cha mẹ phải dạy đi day lại nhiều lần chữ cái đó. Bằng phương pháp này, một em bé người Mỹ mới 6 tháng tuổi đã có thể nhớ hết toàn bộ bảng chữ cái.

Hãy thừ tìm hiểu phản ứng của con với ánh sáng đèn bằng cách quan sát mắt con có hướng về phía ánh sáng phát ra hay không. Có thể thử bằng cách bật đèn, chiếu một ngọn đèn nhỏ vào con, hay đua ánh đèn đến gần rồi ra xa con. Qua những phản ứng của con, cha mẹ có thể sớm phát hiện được tật ở mắt con nếu có. Và nếu mắt con có vấn đề, đế khắc phục, cha mẹ phải có những bài tập mắt đúng cách cho con.

Thính giác

Cha mẹ hãy đưa con đến những nơi như công viên hoặc vườn hoa để con nghe được những âm thanh phong phú của tự nhiên. Ở giai đoạn này, cha mẹ nên cho con nghe nhưng âm thanh nhỏ như tiếng trống lác nhẹ nhàng, đồng thời nói chuyện với con mỗi ngày. Cha mẹ có thể tắm bồn cùng con, nói chuyện vui vẻ với con bằng ngữ điệu rõ ràng. Bên cạnh đó, cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể, đồng thời hỏi nhiều câu bằng giọng điệu tự nhiên, như: Con có đói không? Con có muốn đi vệ sinh không? v.v… Điều đó sẽ khiến con yêu thích giọng nói và ghi nhớ được câu trả lời từ câu hỏi của cha mẹ. Việc con trả lời bằng những tiếng ê a phát ra từ cổ họng có thể xem như là bước đầu của một cuộc trò chuyện.

Khi nói chuyện, cha mẹ hãy cố gắng nói hướng vào tai phải của con, vì đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, tai phải khá mẫn cảm, song sang tháng thứ 4, khả năng này không còn nổi bật nữa. Khi nói chuyện, hãy nhìn vào mắt con và bắt đầu bằng những câu nói giống nhau như “Yuu, mẹ đây. Mẹ yêu Yuu của mẹ lắm đó. Yuu ngoan của mẹ”. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng trí nhớ cho con. Sau khi đã nói về một điều gì đó, hãy nhanh chóng cố gắng mô tả lời mình đã nói. Hãy đưa món đồ chơi trước mắt con và nói về đề tài nào đó, chẳng hạn, “Nhìn này con, một con búp bê nè. Con thấy phải không? Mẹ mang cho con con búp bê này đó”. Cha mẹ cần kiên nhẫn khi dùng cách lặp đi lặp lại này để dạy con.

Xúc giác

Cha mẹ có thể giúp con phát triển năng lực cám nắm của bàn tay bằng cách để trẻ nắm trong tay nhiều đồ vật có chất liệu khác nhau như vải, len, bông, miếng bọt biển, giấy ăn,… Hãy đặt những món đồ chơi vào lại tay con và khuyến khích con cố gắng nắm và duỗi tay. Thông thường, khi được 5, 6 tháng tuổi, trẻ đã biết duỗi tay và có thể phát huy năng lực cầm nắm đồ vật, nhưng nếu đã được dạy nắm duỗi, cầm nắm đô vật từ sớm, trẻ sẽ có thể thành thạo kỹ năng này. Nhờ vậy, con sẽ ham học hỏi hơn, trưởng thành nhanh hơn. Ngoài ra, còn có thể cho con ngâm cả hai tay vào nước ấm và nước lạnh, rồi để con đóng, mở hai bàn tay trong nước.

Vận động

Cha mẹ để con sấp trên người và dạy con cố gắng nâng đầu lên để giúp rèn luyện cơ cổ cho con. 

Bây giờ chắn hẳn thì mẹ đã biết cách kích thích để con có thể phát triển tốt các giác quan rồi phải không nào. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh

Tham khảo các loại sữa tại đây: