Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng Anh về phương pháp ăn dặm

Nguyên tắc mà các mẹ phải thuộc lòng: Bé ăn theo nhu cầu của bé, không phải nhu cầu của mẹ, điều này lại càng đúng với bé sau khi khỏi bệnh. Hãy cho bé món ăn bé thích, ăn theo lượng bé hướng dẫn bạn, dù bé có bỏ ăn 24 tiếng và chỉ đòi sữa sau khi vừa khỏi bệnh là chuyện bình thường.

– Chia nhỏ bữa ăn và kiên nhẫn cho bé ăn, kết thúc ngay khi bé không muốn ăn. Đừng bỏ bữa hay bỏ ngày cách quãng vì nghĩ rằng bỏ vài ngày bé sẽ ăn lại. Điều này là sai và bạn phải đối mặt với một biếng ăn khác kèm theo là loạn cấu trúc (vì các bé sau bệnh rất dễ bị loạn cấu trúc thức ăn). Luôn giới thiệu bữa ăn cho bé hằng ngày dù bé có ăn hay không.

– Thức ăn mềm mịn (nhưng không quá lỏng – nếu bé đã qua 7 tháng tuổi). Bé trên 10 tháng tuổi thì thích thức ăn có độ giòn hơn vì các bé sẽ nghe được âm thanh vui tai khi cắn.

– Ăn đa dạng, không kiêng cữ gì. Nếu bé bị tiêu chảy thì hạn chế ăn rau cho lá, hải sản và cá trong 1 tuần. Các bé bị sốt hay viêm thì nên ăn các thức ăn giàu vitamin C và chất đạm, tốt nhất là dạng súp nấu với gà.

– Cho bé uống đủ nước 1 ngày.

– Nguồn thông tin các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu về 4 phương pháp ăn dặm phổ biến ngày nay: Phương pháp 3 DAY WAIT, Ăn dặm kiểu Nhật, Phương pháp bé tự chỉ huy, Đút muỗng truyền thống.

– Khi bé bắt đầu ăn dặm, cha mẹ thường băn khoăn đâu là phương pháp tốt nhất để áp dụng cho bé nhà mình, những điểm mạnh và yếu của các phương pháp là gì.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ nên dành ít nhất 2 tuần trước tuổi ăn dặm bé để hiểu rõ các phương pháp. Đây là những trang thông tin cung cấp những hướng dẫn thực hành ăn dặm khoa học từ việc lựa chọn dụng cụ đến thực đơn chế biến hàng ngày cho các bé:

1. http://nutrition.org.uk
2. http://hidaddi.com

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, các mẹ sẽ chọn lựa ra được phương pháp dinh dưỡng phù hợp với con yêu của mình.