Cách dạy trẻ giai đoạn 2–3 tuổi thật thông minh

Giai đoạn 2-3 tuổi trẻ có rất nhiều thay đổi trong quá trình phát triển, từ cảm xúc cho đến những hành động thường ngày. Đây cũng là giai đoạn rất cần đến những tác động tích cực từ cha mẹ để giúp trẻ thông minh.

Có khá nhiều cách để dạy trẻ ở giai đoạn này thông minh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những phương pháp đơn giản và quen thuộc nhất nhé.

Tạo cho bé thói quen vận động

Ở giai đoạn 2-3 tuổi, trẻ đã bắt đầu phát triển mạnh hơn về hoạt động thể chất, có thể tự tin hơn trong những bước đi. Vậy nên các mẹ cần rèn cho con thói quen tập đi, để bé có thể chập chững đi bằng đôi chân của mình.

Hằng ngày nên cho bé đi bộ nhiều nhất có thể. Ngoài việc cho bé đi trên đường bằng phẳng như sàn nhà thông thường thì cũng cần phải tập cho bé đi trên bậc cầu thang, cầu dốc,… và đương nhiên là cần có sự dìu đỡ của cha mẹ để tránh những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra. Rèn được thói quen vận động này cho bé thì trẻ sẽ có được thể chất khỏe mạnh khi trưởng thành.

Phát triển khả năng ngôn ngữ

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở trẻ giai đoạn 2-3 tuổi khá đặc biệt. Trẻ bắt đầu phát triển khả năng về ngôn ngữ một cách đột phá. Độ tuổi này, trẻ bắt đầu phản ứng được trước những câu hỏi của cha mẹ và những người xung quanh; Trẻ có thể nói được một số lượng từ nhất định, thông thường là khoảng 500-900 từ, bắt đầu nói được một số câu hoàn chỉnh hơn, từ 2 đến 3 câu có nghĩa.

trẻ 2-3 tuổi thông minh hơn nhờ vào khả năng ngôn ngữ

Bên cạnh khả năng giao tiếp với những người xung quanh, bé cũng đã tự đặt khái niệm về những đồ dùng, vật dụng trong nhà, biết phân biệt được sự khác nhau về kích thước như dài ngắn hay rộng hẹp. Với những đặc điểm phát triển này thì các mẹ nên tìm ra những phương pháp thích hợp nhất để giúp con phát triển toàn diện hơn.

Dạy trẻ cách làm việc cá nhân

Trẻ từ 2-3 tuổi là đã bắt đầu làm được nhiều việc trong nhà, có thể tự đi vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh, buộc dây giày, cài khuy áo, thậm chí là tự mặc quần áo cho mình. Vậy nên theo bản năng và giai đoạn phát triển, các mẹ đừng quá cưng chiều và bảo bọc khiến trẻ hạn chế làm những việc cá nhân này. Thực tế thì những đứa trẻ trong độ tuổi này luôn ham học hỏi, có khả năng ghi nhớ khá tốt, nên việc làm được một số việc cá nhân ban đầu sẽ là độc lực lớn để giúp bé hoàn thiện hơn.

Cha mẹ cần tạo động lực để bé thực hiện các công việc đơn giản này. Từ việc làm mẫu cho con cách thực hiện, hướng dẫn cách làm, rồi đến sửa sai khi con không làm đúng cách, tất cả đều rất cần sự hỗ trợ từ cha mẹ. Nếu có một câu chê bai là đã có thể “vùi dập” quyết tâm học hỏi, tìm tòi trong trẻ và gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin cho công việc của trẻ sau này. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý nhé.

Tạo cho bé thói quen vận động, phát triển khả năng ngôn ngữ và dạy cho trẻ làm việc cá nhân chính là những cách thiết thực nhất mà cha mẹ hoàn toàn có thể làm được. Khi giáo dục con những cách này là đồng nghĩa với việc trí thông minh của trẻ sẽ dần được hình thành và phát triển. Ngoài ra, với những trẻ ở giai đoạn 2-3 tuổi thì các mẹ có thể bổ sung thêm sữa để hỗ trợ tối đa cho quá trình phát triển não bộ.

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây.